ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

​​Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có nội dung quy định thủ tục hành chính, việc Đánh giá tác động thủ tục hành chính (TTHC)  và Lấy ý kiến là một khâu bắt buộc trong quy trình ban hành VBQPPL, với mục tiêu nâng cao chất lượng các quy định về TTHC, cắt giảm tối đa gánh nặng trong việc thực hiện TTHC cho các cá nhân, tổ chức nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước.

1. Về cơ sở pháp lý:

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC;

- Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.

2. Thời điểm đánh giá tác động: Ngay khi soạn thảo dự thảo văn bản QPPL và phải hoàn thành trước khi gửi cơ quan thẩm định văn bản QPPL.

3. Trách nhiệm của các cơ quan:

- Cơ quan có trách nhiệm đánh giá tác động của TTHC: Cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Cơ quan thẩm định quy định thủ tục hành chính: Cơ quan thẩm định văn bản QPPL (Sở Tư pháp).

- Cơ quan được lấy ý kiến về quy định TTHC: Văn phòng UBND tỉnh (phòng Kiểm soát TTHC-NC).

4.Quy trình đánh giá tác động và lấy ý kiến:

- Bước 1: Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng các biểu mẫu (Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT; Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT; Biểu mẫu 03/SCM-KSTT) và nội dung quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Thông tư 07/2014/TT-BTP để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính.

- Bước 2: Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính: Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không cần thiết thì cơ quan chủ trì soạn thảo ngừng việc đánh giá và không quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản.

Nếu thủ tục hành chính được xác định là cần thiết thì tiếp tục đánh giá và căn cứ kết quả đánh giá, cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính nhằm bảo đảm thủ tục hành chính tại dự thảo văn bản thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.

Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính

Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Bước 4: Dự thảo văn bản QPPL có quy định TTHC phải được gửi đến Văn phòng UBND tỉnh (phòng Kiểm soát TTHC-NC) để lấy ý kiến về quy định TTHC.

Bước 5: Hoàn thiện dự thảo, gửi hồ sơ đến gửi Sở Tư pháp thẩm định./.​

Top